Hãy cùng chúng tôi khám phá thế giới

Những điều kỳ thú còn chờ bạn phía trước, xách balo lên là đi chinh phục khám phá nó để tận hưởng những điều tuyệt vời và thú vị nhất do thiên nhiên tạo ra!

Cùng chúng tôi khám phá thế giới

Những điều kỳ thú còn chờ bạn phía trước, xách balo lên là đi chinh phục khám phá nó để tận hưởng những điều tuyệt vời và thú vị nhất do thiên nhiên tạo ra!

Thưởng thức những điều tuyệt vời nhất của tạo hóa

Những điều kỳ thú còn chờ bạn phía trước, xách balo lên là đi chinh phục khám phá nó để tận hưởng những điều tuyệt vời và thú vị nhất do thiên nhiên tạo ra!

Trút bỏ mọi phiền muộn

Những điều kỳ thú còn chờ bạn phía trước, xách balo lên là đi chinh phục khám phá nó để tận hưởng những điều tuyệt vời và thú vị nhất do thiên nhiên tạo ra!

Cùng tận hưởng những điều thú vị của cuộc sống

Những điều kỳ thú còn chờ bạn phía trước, xách balo lên là đi chinh phục khám phá nó để tận hưởng những điều tuyệt vời và thú vị nhất do thiên nhiên tạo ra!

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Tiếng việt trên máy bay

Không hiểu từ bao giờ, vé máy bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã sử dụng hoàn toàn tiếng Anh. Đây là một việc làm thiếu nghiêm túc, không tôn trọng tiếng dân tộc, gây khó khăn cho khách hàng không biết tiếng Anh khi phải luận ra ngày, giờ khởi hành. Trên thế giới, hàng không nước nào trên vé đều sử dụng chữ viết chính của nước ấy, người ta chỉ thêm phần tiếng Anh, tiếng Pháp vào phía dưới với khổ chữ nhỏ hơn để người nước khác tiện tiếp nhận thông tin. Đó là việc làm văn minh.
Qua tấm vé máy bay và việc dùng tiếng, chữ nước ngoài tràn lan khắp nơi, nhất là trong giao tiếp của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ, thiết nghĩ cần phải có Luật Ngôn ngữ để áp dụng cho mọi thành phần trong xã hội, bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ năm 2007, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã lấy ngày 21-2 làm Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ. Nhưng ở nước ta hình như chưa thấy được tầm quan trọng của sự kiện này.

Nhuwngx lỗi thường gặp khi đtặ vé hộ người thân , bạn bè

Thời buổi bây giờ khi mua vé máy bay  thì quá đơn giản, chỉ cần một cuộc gọi hay check vé từ hãng là bạn đã có được thông tin chuyến bay rồi. Nhưng mua được vé là một chuyện, vé đó có lên được máy bay hay không lại là chuyện khác. 
Nếu chính bạn là người mua vé cho bạn đi bất cứ đâu thì  mọi chuyện gần như không có gì để nói, ngặt một nỗi bạn mua vé máy bay cho người thân hay bạn bè hoặc bất cứ ai quen biết bạn nhờ bạn mua  vé máy bay. Và câu chuyện tưởng chừng như đơn giản lại lôi bạn vào vô vàn rắc rối không đáng có, những rắc rối này không ai mong chờ cả, bạn, bạn/người thân của bạn rồi phòng vé đều không mong chờ.
Nhưng thông tin sai lệch này đi theo con đường đơn giản như sau:
1. Bạn nhận thông tin từ người thân/bạn bè của bạn
2. Bạn gọi đến đại lý, và hỏi về chặng bay, bạn cung cấp thông tin
3. Đại lý cung cấp lại cho bạn thông tin chặng bay
4. Bạn truyền tải lại cho người thân/bạn bè của bạn về thông tin chặng bay, mặc dù bạn đã ghi lại trên giấy.

Bốn bước trên lặp đi lặp lại khoảng 2 lần, và mấu chốt sai lệch thông tin sẽ rơi và bước 2 hoặc bước 3. Bước 3 thường sai khi bước 2 sai.
Những thông tin sai lệch tuy nhỏ nhặt như: giờ bay theo chuẩn 24 giờ hoặc 12 giờ, ngày bay (âm lịch/dương lịch), giới tính, họ tên (mục họ tên hơi kỳ cục, tôi đã từng xuất vé cho người bay không có tên trên CMND như theo cách gọi, vì bạn bè/người thân quen gọi với tên được đặt cho cách gọi hàng ngày, Hoàng Nam chẳng hạn, nhưng tên trên CMND lại khác hoàn toàn).
Không chỉ dừng ở những thông tin trên, mà còn liên quan đến những vấn đề thay đổi ngày giờ bay, ví dụ bạn gọi cho phòng vé, xác nhận là bay vào ngày giờ như bạn/người thân của bạn đã yêu cầu. Sau đó, phòng vé báo lại với bạn những thông tin phù hợp, bạn báo lại với bạn/người thân của bạn, họ đồng ý hoặc thậm chí bạn tự quyết định giùm (đã từng xảy ra với phòng vé của tôi). Nhưng sau đó, vì một vài lý do cá nhân, bạn/người thân của bạn nói rằng không đi nữa/thay đổi ngày bay…, câu nói chung chung này chỉ cách nhau 30 giây là cũng đủ khiến bạn rơi vào rắc rối.
Những trường hơp trên xảy ra khá phổ biến chỉ vì việc truyền đạt sai thông tin. Tôi dám khẳng định là khá phổ biến chứ không đơn thuần là việc xuất vé bình thường, để tránh trường hợp xảy ra những sự cố trên, tôi luôn nói khách hàng nhắn tin thông tin cho tôi để xác nhận rõ ràng, và cũng cân nhắc nói với khách khi đặt vé giùm người thân/bạn bè.
Nếu bạn là đại lý vé máy bay, sẽ có một câu hỏi nho nhỏ là: làm sao tôi biết được khách đặt vé giùm người thân/bạn bè, thực sự rất đơn giản, qua cách nói chuyện bạn hãy vận dụng khả năng nói chuyện thân thiện của mình hoặc chỉ cần thêm một câu hỏi trực tiếp hỏi thẳng về vấn đề này để tránh rắc rối. Tin tôi đi, và cũng đừng ngại về việc hỏi những thông tin chi tiết cụ thể cả. Nếu bạn là phòng vé thì sẵn sàng mất những khách hàng đó, hoặc họ sẽ là khách hàng thường xuyên của bạn. Hoặc bạn tự chuốc lấy những rắc rối mặc dù không phải lỗi của bạn, cho dù ai đúng ai sai cũng đều không mong muốn và càng không lợi ích gì cả.

Phượt là cái đếch gì vậy mấy bác

Có khối kẻ khi đọc qua tiêu đề bài viết này sẽ nghĩ trong đầu rằng “có thằng đang rỗi hơi” hay “quan tâm làm đéo gì cái tên gọi”,… bởi “phượt là thiêng liêng”.
Thực ra tui chả dám đụng chạm gì đến sự “thiêng liêng” của các bạn. Bài viết này chỉ là một mớ những ngôn từ lộn xộn được tổng hợp và sắp xếp lại nhằm góp phần làm rõ hơn về từ “phượt” để nếu bạn có vô tình mở miệng nhắc đến từ này sẽ không thấy ngượng mồm hay đơn giản là không bị ném đá.

Trước khi đi vào nội dung chính xin cho phép tui được đưa ra vài câu hỏi nhỏ:
- Bạn đã bao giờ đi phượt chưa? Nói dễ hiểu hơn là bạn đã bao giờ tự gọi chuyến đi của mình là đi phượt chưa?
- Nếu câu trả lời là CÓ/RỒI thì theo bạn phượt là gì? Nói cụ thể hơn là bạn đã đi như thế nào để gọi chuyến đi của bạn là đi phượt?
2 phút si nghĩ bắt đầu.
……
……
…..
…..
…..
…..
…..
…..
…..
…..
Bạn đã có câu trả lời chưa? Mà trả lời làm gì, tui có bắt bạn phải trả lời đâu.
Thắc mắc: Ông nào nghĩ ra cái từ Phượt này vậy?
Có bao giờ bạn thắc mắc “ai/thằng nào/con nào/bác nào /ông nào… là người nghĩ ra cái từ phượt vậy?”không?, nếu không có ai thắc mắc thì chắc là tui hơi bị rãnh vì tui có. Và vì thắc mắc + tò mò nên tui tìm thử, kết quả cuối cùng thông tin có được như sau:
Chữ “phượt” được khai sinh cách đây vài năm, trong tập truyện ngắn Me Tây của nhà văn Doãn Dũng – một “lão làng” trong giới “phượt”. Nhà văn Doãn Dũng là bác Vũ Anh – chủ nhãn hiệu thời trang Ivy Mode. Bác này được biết đến trên các diễn đàn du lịch với nick là Cao Sơn.
(Nghe đâu bác này cũng là một trong những người khởi xướng phong trào tập trung những người không quen biết để đi)
Vậy là rõ về cha đẻ của từ “phượt” rồi nhé.
Đi phượt là đi thế nào thế, chỉ với…
Có công thức nào cho việc “đi phượt” không nhỉ? Dạo một vòng các bài viết liên quan đến phượt trên các diễn đàn du lịch thấy nhiều bác đưa ra các tiêu chí cho “đi phượt”.
- Đi phượt là phải đi xe máy, tìm những cung đường nguy hiểm để chinh phục?
- Đi phượt là đi đến một địa điểm du lịch nào đó, check in trên facebook hay foursquare rằng mình đã đến đây, chụp hình post lên facebook hay chia sẻ trên blog?
- Đi phượt phải ăn bờ ngủ bụi, phải hành xác?
Thế…
- Em đặt được ve may bay gia re đi Thái, qua đó em mua tour khách lẻ (tour ghép) đi, có được gọi là đi phượt không?
- Em đi du lịch tự túc nhưng em ngủ khách sạn 4-5 sao, ăn ở nhà hàng sang, có được gọi là đi phượt không?
- Hay em về nhà bạn em chơi, đi thăm quan vài điểm có gọi là đi phượt dược không?
Mời các bác phượt gia, phượt thủ, phượt tử vào trả lời dùm tui với…
Phượt là của tụi trẻ trâu hay là của tụi già?
Có người xem phượt là thiêng liêng, có người xem đó là đam mê, có người xem là phong trào,… Đọc báo thấy người ta viết về các bạn trẻ 8x, 9x đi phượt, rồi cả ca sĩ, người mẫu cũng đi phượt. Người người đi phượt, nhà nhà đi phượt vui thật là vui.
Thế nhưng… vân có nhiều người lại lo & sợ vì:
“Trào lưu đi phượt ngày càng phổ biến ở một bộ phận lớp trẻ, nếu không nói là rất trẻ hiện nay, lại khiến những tay phượt già tỏ ra ngao ngán. Không chỉ thế, trào lưu phượt rầm rộ hiện nay có dấu hiệu của một sự khủng hoảng, rất đáng báo động của lớp trẻ. Những bạn trẻ đi phượt vì mục đích này thường rất hời hợt. Họ thường đổ xăng thật nhiều, đi thật nhiều theo kiểu đi lấy được, chứ thực chất, những nơi họ đã đặt chân đến không hề để lại cho họ những ấn tượng cụ thể. Họ thường đến một nơi nào đó duy nhất một lần rồi họ không bao giờ trở lại nơi đó lần thứ hai nữa. Điều đó trái ngược hẳn với những người đi phượt nghiêm túc, thường trở lại có khi rất nhiều lần cùng một địa điểm, trong mỗi mùa khác nhau, vào rất nhiều dịp khác nhau. Chính vì sự hời hợt nên với dân phượt trẻ tuổi, nhiều người có khi chỉ tham gia được vài ba chuyến, họ đã thấy chán, thấy không có cảm xúc, rồi sau đó, chính họ sẽ phải rời bỏ cuộc chơi.
Khác với đa số phượt trẻ, những người đi phượt lâu năm có lối đi phượt của riêng mình. Với họ, phượt không đơn thuần là một cuộc hành xác, mà đó là một quá trình tìm hiểu và tích lũy văn hóa, lối sống, đạo đức ở mỗi vùng đất họ đã từng đặt chân. Chính vì thế, cùng một địa điểm nhưng ở mỗi chuyến đi, tại mỗi thời điểm, những ấn tượng của họ về vùng đất, con người nơi đó vẫn rất sâu sắc.”
(Copy đâu đó không nhớ nguồn).
Riêng tui không có ý kiến về chuyện này.
Nãy giờ viết, copy/paste linh tinh mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề chính. Mà tui hỏi thật là các bạn có quan tâm phượt là cái đếch gì không vậy?
Có chứ, bởi:
- Xài nó thì phải biết nó là gì chứ.
- Hiểu để gọi cho đúng.
- Để bắt bẻ tụi đi phượt.
- ….
Không. Tao không quan tâm.
…..
…..
…..
…..
…..
…..
…..
…..
…..
Không quan tâm sao đọc mấy dòng này.
Vậy rốt cuộc phượt là cái đếch gì?
Một vài ý kiến được chia sẻ trên mạng:
Ý kiến 1: Chưa có một định nghĩa chính xác nào về phượt nhưng hiểu theo cách đơn giản: Khái niệm phượt chỉ những người đi du lịch bụi, thông thường là du lịch bụi bằng xe máy. Họ không chọn những cung đường đơn giản với đường quốc lộ thẳng băng mà điểm đến là những bản làng xa xôi vẫn còn giữ được nếp sống nguyên sơ, nơi ít khách du lịch đặt chân tới. Đó có thể là vùng rừng núi Tây Bắc hùng vĩ hay Tây Nguyên hoang dã, là những miền đất địa đầu Tổ quốc hay khúc ruột miền Trung đầy nắng gió.
Ý kiến 2: phượt là một chuyến đi chơi xa được xác định lộ trình trước trên bản đồ – Được điều nghiên trước thời tiết nơi đi, nơi đến và nơi về – Được tham khảo và dự định trước những địa điểm chính chắc chắn sẽ ghé đến và khám phá – được khám phá thêm những nơi không tên, đẹp bất ngờ mà chả mấy ai biết tới… Một chuyến phượt hoàn hảo nếu mình cảm thấy thỏa lòng, ít tốn kém nhưng thu hoạch cảnh đẹp cùng văn hóa nơi mình đến nhiều nhất.
Ý kiến khác:
- Phượt là từ nói lái của “Vượt”
- Phượt tạm hiểu là “Lượt phượt”.
- Phượt = phịch + vượt.
Vậy cái nào đúng?
Ơ rê ca, sao không đi hỏi cái ông nghĩ ra từ phượt nhỉ?
Vâng, đây là câu trả lời của bác Cao Sơn: “Trong cuộc sống có rất nhiều từ mới xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Anh bắt tui giải thích nguyên cớ từ phượt thì cũng như bắt con gà phải phân tích thành phần cấu tạo quả trứng nó vừa đẻ ra. Khó lắm!”
Ơ, vậy nãy giờ tui đang viết cái gì vậy? Và các bạn đang đọc cái gì vậy?
Đúng rãnh thiệt.

Những lưu ý khi đi máy bay

Một số bạn ra đến sân bay mới nhớ bỏ quên chứng minh thư, hộ chiếu ở nhà, toi mất một chuyến bay.

Chuẩn bị
- Bạn cần cấtvé , chứng minh thư hoặc hộ chiếu nếu đi nước ngoài trong một chiếc túi đeo trước ngực và nhất định phải kiểm tra trước khi ra khỏi nhà. Đến sân bay, hãy cầm chúng trên tay.
- Đa số các nước cần visa. Tuy nhiên một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Singapore, bạn không cần phải có visa nếu ghé thăm trong vòng 30 ngày.
- Mang theo một số tiền của nước mình cần đến để có thể tiêu ngay mà không phải đổi. Thời gian bắt buộc có mặt ở sân bay là 2 tiếng trước chuyến bay quốc tế và 1 tiếng trước chuyến bay nội địa.
- Trang phục của bạn cũng cần thoải mái, năng động, dễ di chuyển. Đừng mặc váy áo quá cầu kỳ hay lỉnh kỉnh bao nhiêu là phụ kiện.
Hành lý
- Nên mang đồ xách tay một cách gọn nhẹ, để lên giá phía trên ghế ngồi hoặc giữ bên mình. Không được phép mang theo các vật dụng có ý sát thương như dao, kéo.
- Nước hoa, sữa tắm, mỹ phẩm... trên 100ml đều gửi hết trong hành lý kí gửi, kẻo bạn sẽ phải đau khổ vứt bỏ chúng nếu muốn lên máy bay đấy.

Các hãng máy bay giá rẻ thường quy định số cân hành lý gửi rất ít hoặc không có, các bạn chú ý kiểm tra cẩn thận để đóng đồ. Nếu dưới 10kg, bạn có thể xách tay lên máy bay.- Đồ gửi thường là đồ nặng, cồng kềnh, bạn gửi khi làm thủ tục check-in. Tùy theo loại vé mà có quy định khác nhau, nếu vượt quá số kg quy định, bạn phải đóng thêm tiền.
Sân bay
- Từ sân bay đến trung tâm thành phố, bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như bus, tàu điện, taxi vì khoảng cách thường là vài chục km. Bạn có thể trả giá ở sân bay Nội Bài vì lượt đi từ sân bay về thủ đô bao giờ cũng rẻ hơn chiều ngược lại. Ở sân bay Thái Lan, cứ theo lên taxi và nhờ bấm meter vì giá taxi ở Thái khá rẻ, càng đi xa càng rẻ (qui ra tiền Việt chỉ 2k/km). Riêng ở Sing thì taxi rất đắt.
- Bạn sẽ nhìn thấy ở sân bay có khu đến và đi. Ở mỗi khu lại chia ra làm 2 tuyến nội địa và quốc tế. Bạn nên xem rõ chỉ dẫn khi đến sân bay, thường có tiếng Việt và tiếng địa phương. Hãy tìm hiểu ở các trạm thông tin, nhiều nơi họ còn cho in sơ đồ sân bay.
- Cửa hàng bán đồ ăn, đồ lưu niệm hay toilet đều có ở sân bay, bạn nên tìm sự hướng dẫn hoặc hỏi nhân viên sân bay.
- Các sân bay (đi quốc tế) thường có các gian hàng bán đồ miễn thuế (duty free), bạn có thể ghé qua tham khảo, biết đâu sẽ săn được một món gía hời đấy.
Thủ tục check-in
- Khi đi vào các quầy làm thủ tục, bạn phải đưa vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu cho nhân viên tại quầy kiểm tra, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên kiểm tra luôn hành lý của bạn có hợp lệ không.
- Sau đó, bạn sẽ nhận lại vé, giấy tờ, thẻ lên máy bay và cuống vé tương ứng với hành lý gửi. Lưu ý phải giữ lấy cuống vé cho đến lúc rời khỏi máy bay. Và thẻ hành lý thường được gắn liền, cần chú ý để không đánh rơi.
- Trên thẻ lên máy bay ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng (gate), thời gian máy bay mở cửa, số ghế (seat) trên máy bay của bạn.
Xuống máy bay
- Hãy xem chỉ dẫn ở bảng điện tử/ bảng thông tin để biết dây chuyền nào tương ứng với chuyến bay của bạn để lấy hành lý.

- Nếu không tìm thấy đồ phải thông báo ngay đến phòng khai báo mất đồ/ thất lạc hoặc liên hệ với hãng hàng không. Đừng ra khỏi khu vực này mà chưa khai báo.
Một số cách tránh cảm giác lo sợ trên máy bay
beauty-sleep1-9349-1381462881.jpg
Bạn nên ngủ một giấc trên máy bay để tránh mệt mỏi. Ảnh: hotcourses.com
- Bạn có thể xem phim, nghe nhạc... trên máy bay. Hầu hết các chuyến bay dài đều có hệ thống giải trí với nhiều trò chơi, phim ảnh… tuy nhiên để phòng trước, hãy mang theo máy nghe nhạc, điện thoại có cài ứng dụng sẵn.
- Khi gặp căng thẳng, hãy tập thở thật sâu và đều sẽ giúp bạn chấn tĩnh, điều hòa cơ thể và cảm thấy yên tâm hơn khi ở môi trường không quen thuộc.
-  Nếu gặp triệu chứng tăng huyết áp, đổ mồ hôi liên tục, co giật… cần gọi tiếp viên và tìm bác sĩ trên chuyến bay để giúp đỡ.
- Ngủ hoặc đọc sách là cách để bạn giết thời gian khi ở trên chuyến bay dài. Để có giấc ngủ ngon, nên chuẩn bị gối kê cổ, bịt mắt và tai. Đừng nên uống trà hay cà phê khi trên máy bay.

Những lưu ý cho người lần đầu mua vé máy bay

Thời buổi hiện đại, việc đi lại bằng máy bay có vẻ rất dễ dàng. Nhưng tính đến tháng 10/2013  thì dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa từng đi máy bay, không chỉ có người già trẻ nhỏ, mà thậm chí có cả những tầng lớp thanh niên hiện đại vẫn còn chưa một lần biết đến việc đi máy bay ra sao.

Trong khi ngành hàng không Việt Nam đang phát triển như vũ bão thì cách tiếp cận của việc phân phối vé máy bay vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Tuy việc khuyến mãi cho vé máy bay là hoàn toàn có thật, nhưng đi kèm cũng không kém những hiểu lầm về vé máy bay.
Ví dụ, hôm nay ngày 25/10/2013 vào lúc 14h00-17h00 hãng Jetstar Pacific sẽ tung ra đợt bán vé máy bay khuyến mãi ĐỊNH KỲ rơi vào thứ 6 hàng tuần như sau:
  1. Buôn Ma Thuột đi Sài Gòn: 199.000 đồng. Giai đoạn bay: 07/01/2014 đến 23/01/2014
  2. Sài Gòn - Đà Nẵng: 499.000 đồng. Giai đoạn bay: 26/11/2013 đến 14/12/2013
  3. Hanoi – Danang: 499.000 đồng. Giai đoạn bay: 26/11/2013 đến 14/12/2013
  4. Sài Gòn - Hải Phòng: 849.000 đồng. Giai đoạn bay: 26/11/2013 đến 14/12/2013
  5. Sài Gòn – Vinh: 849.000 đồng. Giai đoạn bay: 26/11/2013 đến 14/12/2013
  6. Sài Gòn – Hà Nội: 899.000 đồng. Giai đoạn bay: 26/11/2013 đến 14/12/2013

Nhưng hành khách biết được thông tin này thì luôn lập cập trong việc mua vé máy bay mà không chịu đọc kỹ nội dung khuyến mãi, ví dụ: Buôn Ma Thuột đi Sài Gòn: 199.000 đồng. Giai đoạn bay: 07/01/2014 đến 23/01/2014
Thông tin ở trên gần như rõ ràng, nhưng những hành khách chỉ đọc thấy con số 199,000 đồng thì nghĩ ngay là sẽ mua được vé máy bay giá rẻ này, và chỉ có 199,000 đồng thôi, bay lúc nào cũng được. Đó là mấu chốt của sự cấp tập về giá vé máy bay khi tung ra.
Có lẽ đó là chiêu thức kinh doanh mà hãng cố tình đưa ra. Sẽ rất dễ gây hiểu lầm cho hành khách.
Và chính cái tiêu đề bán vé của hãng làm hành khách lập cập trong vấn đề đặt vé máy bay nhất là với những hành khách lần đầu tiên muốn đi máy bay:
 “Thứ 6 săn vé liền tay, giá từ 199,000 đồng”
 Với tiêu đề trên, không khác gì những người bán rong ngoài đường bán trái cây hay bất cứ thứ gì để giá rất rẻ, rẻ bằng một nửa giá mà ta biết, nhưng nó lại là “nửa ký” hay “nửa cân” hay “1/2 ký”. Đó rõ ràng là rẻ, nhưng rẻ cho một nửa, nếu tính ra hai cái một nửa là một cái, và giá cả như thế chưa chắc rẻ. Chỉ là đánh vào tâm lý người mua.
Quay lai với vé máy bay. Giá 199,000 đồng không phải là cho chặng bay bất kỳ, mà bay theo thời điểm được định sẵn, và giá này cũng chỉ cho chặng bay được định sẵn, cũng nên nhớ rằng giá 199,000 đồng CHƯA BAO GỒM THUÊ, PHÍ SÂN BAY, PHÍ XUẤT VÉ…..
Phòng vé của tôi đã rất nhiều lần tiếp những cuộc gọi để hỏi về giá vé máy bay khuyến mãi như thế này, vì hành khách chỉ đọc được giá là vội vàng gọi điện cho phòng vé liên, vì thấy vé giá rẻ, phải mua ngay kẻo lỡ… Tức là không hề đọc kỹ cách thức mua vé, chặng bay, ngày giờ bay…
Ta có thể tạm tính giá vé khuyến mãi của Jetstar rời vào các ngày thứ 6 hàng tuần như sau:
Giá 199,000 đồng, tính đầy đủ thuế, phí sẽ là 347,000 đồng
Giá 499,000 đồng, tính đầy đủ thuế, phí sẽ là 677,000 đồng
Giá 849,000 đồng, tính đầy đủ thuế, phí sẽ là 1,062,000 đồng
Giá 899,000 đồng, tính đầy đủ thuế, phí sẽ là 1,117,000 đồng
Vậy cho nên, nếu mua vé máy bay giá rẻ với con số 199,000 đồng trong trường hợp thành công thì ta phải trả là 347,000 đồng, cũng còn rẻ chán. Rất rẻ, và được coi là rẻ lắm rồi. Tất nhiên kèm theo điều kiện bay tối thiểu là hành trình và ngày được định sẵn
Đó là nói về việc hãng khuyến mãi giá vé máy bay. Và hãng thì luôn để giá chưa bao gồm thuế, phí dịch vụ, phí sân bãi, phí hành lý…. cho nên rất nhiều đại lý bán vé máy bay đã lợi dụng “kẽ hở” này để báo giá với khách. Ví dụ, phòng vé của tôi báo giá 1,160,000 đồng cho vé máy bay từ HN-HCM, tức là đã bào gồm thuế, phí xuất vé. Khách hàng chỉ phải trả đúng 1,160,000 đồng để có vé máy bay mà thôi. Nhưng khách lại nói với phòng vé tôi là “sao bên bán đắt thế, mới hỏi giá vé bên kia chỉ có 700,000 thôi mà” và cúp máy liền, không cho phòng vé tôi có cơ hội được giải thích.
Những trường hợp này là khá phổ biến, phổ biến đến mức là phòng vé tôi luôn “bị” phàn nàn là giá vé đắt gấp mấy lần phòng vé khác. Tất nhiên cũng có khách hỏi là vé đã bao gồm thuế và phí chưa. Chúng tôi luôn trả lời là đã bao gồm tất cả mọi thứ, không phải trả thêm bất cứ một khoản nào nữa cả.
Nhưng do cách thức kinh doanh và tôn trọng khách hàng, cũng như không muốn làm khách hàng bị mừng hụt, chúng tôi vẫn báo giá sao cho đầy đủ nhất để khách có thể tự nhắm điều kiện để mua vé.

Kinh nghiệm qua cửa an ninh sân bay

Để tránh đứng mòn mỏi trước cửa kiểm soát an ninh hàng không, một vài kinh nghiệm sau sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian chờ đợi.
Hẳn bạn từng phải thở dài vài lần và lúng túng vì các nhân viên hải quan liên tục yêu cầu kiểm tra giỏ hay phải đi lại nhiều lần dưới máy scan tại cửa kiểm soát. Điều này không chỉ làm bạn tốn thời gian và phiền toái cho bản thân mà còn khiến n
hững người phía sau khó chịu. Chỉ một vài sự chuẩn bị nhỏ sẽ giúp bạn bước qua cổng an ninh dễ dàng hơn.
Đọc kỹ hướng dẫn an ninh khi đến cổng
Trước khi qua cửa kiểm soát, bảng thông báo sẽ cho bạn biết những món đồ bị cấm mang lên máy bay. Hiện tại các món mà hành khách thường hay quên và phải bỏ lại chủ yếu là nước uống, chất lỏng (mỹ phẩm, nước hoa…) trên 100 ml, dao đa năng, kéo, lưỡi lam vật sắc nhọn, gel chải tóc, bật lửa/hộp quẹt…
Dành một phút trước khi check-in để kiểm tra lại giỏ hành lý xách tay của mình. Liếc qua bảng chỉ dẫn những vật dụng hạn chế không được mang qua cửa an ninh dán ngay trên quầy thủ tục để nhắc nhở mình trong khi chờ nhân viên in thẻ lên máy bay cho bạn. Những loại mỹ phẩm lỏng dưới 100 ml nên bỏ vào túi nylon có khóa kéo trên miệng (túi zip). Nếu còn chưa chắc chắn, tìm kiếm nhanh trên google sẽ cho bạn ngay kết quả về thông tin những món đồ không được mang lên máy bay.   
Hạn chế những gì đeo trên người
Trước khi đến cửa kiểm soát hãy bỏ tất cả đồ đeo trên người vào hành lý xách tay. Đa phần áo khoác, thắt lưng, kính mát, điện thoại, ví, đồng hồ đều sẽ được yêu cầu bỏ vào khay qua máy scan. Nếu có kim loại gắn trong người (thường đối với hành khách từng bị tai nạn và phải phẫu thuật cố định xương bằng đinh) nên thông báo cho nhân viên hải quan sau khi đi qua máy scan.
Tháo giầy
Tại các sân bay ở Mỹ và châu Âu, du khách sẽ phải scan giầy. Bạn có thể quan sát người phía trước và làm theo. Các loại bốt và giầy cột dây sẽ tốn thời gian để tháo ra và đi trở lại, lúc này bạn nên bình tĩnh bởi càng vội sẽ lại càng rối. Tốt nhất, khi đi du lịch hãy chọn các loại dép hoặc giầy có thể xỏ vào một cách dễ dàng. 
Xếp đồ một cách có tổ chức trong túi xách tay
Túi xách tay được sắp xếp gọn gàng sẽ tạo nên sự khác biệt lớn. Vé máy bay , thẻ lên máy bay và passport (hộ chiếu) cần được để trong một ngăn kín tránh bị rơi trong quá trình túi chạy trong băng chuyền. Tận dụng những ngăn nhỏ để đựng đồ theo từng nhóm để nhân viên hải quan dễ kiểm tra khi cần thiết. Lấy sẵn máy tính xách tay, ipad bỏ vào khay để scan riêng. Các loại đồ chơi bạo lực có hình dao, súng, kiếm… cho dù bằng nhựa hay cao su đều sẽ khiến bạn bị hỏi thăm, tốt nhất nên để chúng ở nhà.    
Đến sớm
Các sân bay lớn trên thế giới luôn có rất nhiều hành khách làm thủ tục cùng một lúc, đặc biệt là chuyến bay quốc tế. Những quốc gia như Mỹ hay một số nước châu Âu như Đức, Anh, Pháp…, hành khách được khuyên đến trước giờ máy bay cất cánh ít nhất 3 tiếng bởi sau khi làm thủ tục check-in, bạn sẽ còn phải trải qua thủ tục an ninh phức tạp kéo dài hàng tiếng đồ hồ.
Một số chuyến bay nội địa tại Mỹ, nếu đi du lich theo đoàn, hành khách thường làm thủ tục trước 4 tiếng so với giờ khởi hành. Trong những dịp lễ lớn, kỷ niệm, giáng sinh, năm mới thủ tục an ninh thường được thắt chặt hơn và quy trình diễn ra lâu hơn thông thường. Đến sân bay sớm sẽ giúp bạn không bị ám ảnh chuyện lỡ chuyến.
Không đùa giỡn
Nói đùa ở sân bay đặc biệt là tại cửa an ninh là một điều cực kỳ tai hại. Những hành khách dù chỉ là vui miệng nói bất cứ câu nào liên quan đến bom (bomb) hay những kiểu đùa thiếu hiểu biết như máy bay bị đe dọa khủng bố, trong giỏ có chất nổ (bom, lựu đạn, pháo)… đều sẽ bị phạt nặng và tại nhiều nước có thể bị ghép vào tội đe dọa an ninh hàng không và chuyển thành án hình sự. Đó là chưa kể bạn sẽ bị cấm bay vĩnh viễn với hãng, một thiệt thòi cực kỳ lớn nếu muốn tiếp tục đi lại bằng hàng không.
Tốt nhất nên trật tự xếp hàng, khi các nhân viên hải quan hỏi, cứ trả lời thành thật những gì bạn có trong giỏ. Đừng vì những món đồ cá nhân (băng vệ sinh, bao cao su, đồ lót…) mà từ chối hoặc ngập ngừng không cho hải quan kiểm tra giỏ xách tay nếu được yêu cầu. Chẳng ai cười bạn và cũng không có gì phải xấu hổ bởi ai cũng cần những món đồ thiết yếu đó trong cuộc sống. 
Ghi nhớ qua từng chuyến đi sẽ trở thành phản xạ
Sau nhiều lần đi lại, bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc làm thủ tục an ninh. Phản xạ sẽ đến bắt đầu từ kiểm tra túi xách tay, lọc ra những món bị hạn chế, cởi thắt lưng, để túi quần và túi áo rỗng, đồng hồ, trang sức và vé máy bay trong túi có ngăn kéo, giày dễ tháo ra, máy tính xách tay bên ngoài, điềm tĩnh xếp hàng và quan sát người phía trước. Vậy là bạn đã có thể qua cửa an ninh một cách đơn giản và nhanh chóng.

Cách tiết kiệm chi phí khi đi du lịch bằng máy bay

Du lịch theo đường hàng không luôn là một phương tiện đắt đỏ với nhiều người, nhất là trong mùa cao điểm du lịch như mùa hè. Dưới đấy là 9 mẹo hay giúp bạn tiết kiệm chi phí du lịch trong hè này.


1. Đặt vé càng sớm càng tốt
Đây là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đợi ít hơn 1 tháng trước ngày khởi hành mới vé máy bay, bạn sẽ có nguy cơ phải trả nhiều hơn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la nếu bạn đặt mua vài tháng trước, đặc biệt là trong mùa cao điểm về du lịch.

2. Tránh những dịp du lịch cao điểm
Nếu bạn muốn tránh việc giá vé cao hay cảnh sân bay chật cứng người trong kỳ nghỉ, thì hãy cân nhắc kế hoạch về chuyện đi vào cuối hè. Hoặc, cố gắng sắp xếp xen kẽ các ngày trong chuyến đi của bạn khoảng 1 hay 2 ngày, để bạn không đi trùng ngày với những người khác, ví dụ, bạn sẽ bay về nhà vào Thứ Ba thay vì tối Chủ nhật

3. Mua vé trực tiếp từ hãng hàng không
Bạn có thể so sánh giá cả và tìm được giá tốt nhất tại những trang chuyên về du lịch như: Orbitz, Expedia, và Travelocity. Nhưng khi bạn sẵn sàng đặt vé máy bay, hãy truy cập thẳng vào trang web của hãng hàng không đó. Những website đặt vé máy bay như bên thứ 3 thường tính một khoản hoa hồng trên giá thông thường, và do đó bạn có thể tiết kiệm một khoản nho nhỏ khi mua vé trực tiếp từ hãng hàng không.

4. Thiết lập thông báo du lịch
Nhiều trang web đặt vé máy bay cung cấp dịch vụ này. Bạn chỉ cần nhập chi tiết chuyến đi của mình và họ sẽ thông báo cho bạn khi nào họ tìm thấy một giao dịch phù hợp với yêu cầu du lịch và ngân quỹ của bạn. 

5. Tìm các chuyến bay đến các sân bay gần
Bạn có thể thường xuyên tìm thấy những tấm vé máy bay rẻ hơn cho chuyến bay đến những sân bay ngoại vi gần những trung tâm lớn. Số tiền bạn tiết kiệm được bằng cách bay đến những sân bay nhỏ hơn sẽ giúp bạn đến địa điểm cuối cùng bằng những phương tiện trên mặt đất.

6. Tìm kiếm coupon giảm giá cho người lớn tuổi
Vài hãng hàng không hay các trang bán vé hay chào hàng những coupon du lịch cho người cao tuổi. Những khoản chiết khấu này thường ít khi được quảng cáo online, vì vậy đừng ngại gọi điện đến hãng để biết thêm chi tiết. Hãng hàng không Southwest có chiết khấu cho những khách du lịch trên 65 tuổi đối với những chuyến bay nhất định.
\
7. Cân nhắc các hãng hàng không giá rẻ
Hãy tìm kiếm các chuyến bay tại những hãng nội địa như Southwest và JetBlue, hay RyanAir, Easyjet nếu bạn đi du lịch Châu Âu. Những chuyến bay này thường không có nhiều tiện nghi nhưng bạn cũng không thể mặc cả. Lưu ý rằng những hãng này thường khắt khe trong việc hạn chế cân nặng hành lý và quy định đặt vé, vì vậy hãy chắc chắn bạn lường trước tất cả những khoản phí phát sinh trước khi đặt vé.
 

8. Tạo một điểm dừng
Có lẽ ý tưởng về việc nghỉ giữa chừng không thực sự hấp dẫn, nhưng những chuyến bay có 1 hay 2 điểm dừng có thể rẻ hơn đáng kể so với những chuyến bay thẳng. Nếu thời gian của bạn không quá gấp thì hãy mang theo 1 cuốn sách để đọc tại sân bay và tận hưởng khoản tiết kiệm của mình!
 

9. Nắm lấy cơ hội
Khi bạn tìm thấy một tấm vé giá hợp lý, đừng đợi đến ngày mai hay ngày mốt mới đặt vé. Những tấm vé máy bay giá rẻ nhất được bán online có thể biến mất chỉ trong vài phút, vì vậy hãy nắm bắt lấy chúng ngay khi bạn tìm được.

Các trang booking online phổ biến nhất với người đi du lịch

Đặt vé máy bay,phòng ở, thuê xe, các gói tour, dịch vụ du lịch…..tất cả đều có thể được thực hiện trước chuyến đi qua những cú click trên các trang booking online.


Các trang booking này cho phép bạn tự thiết kế hành trình của mình, nơi ăn ở, phương tiện đi lại chỉ trong vài giờ mà không phải thông qua các đại lý du lịch.
Ngoài ra, có những khuyến mại chỉ áp dụng cho khách đặt trực tuyến, vì thế, sử dụng những trang booking này đôi khi bạn sẽ có được giá hời cho hành trình của mình. 
Thêm một lợi ích của các trang booking đó là chúng sẽ tự động tìm kiếm thông tin và so sánh giá cả giúp bạn. Thay vì phải vào từng trang web của các hãng máy bay và tìm vé máy bay bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm tại Kayak, Expedia. Những trang này sẽ tìm cho bạn giá rẻ nhất của hành trình bay đồng thời có thêm thông tin về khách sạn, thời tiết, gợi ý những địa điểm nên đến thăm, hướng dẫn và link các bài viết liên quan tới điểm đến v.v. 
Đặc biệt, nhiều trang có mục chia sẻ hoặc đánh giá của các khách du lịch khác về các dịch vụ, giúp bạn có thông tin thực tế trước khi quyết định đặt khách sạn nào, đi đâu.
Dưới đây là Top 10 trang booking online bạn có thể tham khảo cho hành trình tiếp tới của mình. Danh sách này nằm trong số 25 trang booking online phổ biến nhất do Skift.com, một công ty du lịch  toàn cầu, nghiên cứu.

Lưu ý: Estimated visits, October 2013 (số lần truy cập ước tính với đơn vị hàng triệu); Time on site (thời gian trung bình lưu lại trên trang / đơn vị phút); Page view per visit (số trang xem trong mỗi lần truy cập); vàLeading country (quốc gia có người truy cập nhiều nhất). 
TripAdvisor.com không hề xa lạ với nhiều người Việt Nam, đặc biệt khi chuẩn bị các chuyến đi nước ngoài. Trang này hiện là trang booking online phổ biến thứ 2 trên thế giới, sau trang booking.com – được mệnh danh là ông vua du lịch trực tuyến với số người truy cập vẫn không ngừng tăng lên. TripAdvisor, có nhiều phiên bản tại từng nước, phát triển mạnh về mảng đặt khách sạn trực tiếp. 

Trang booking phổ biến, có phiên bản tiếng Việt, Agoda (tập trung chủ yếu về châu Á), Kayak và Priceline cũng nằm trong số 10 trang được người dùng sử dụng nhiều nhất.
Expedia, đứng thứ 4, nổi tiếng về công cụ tìm kiếm và so sánh giá vé máy bay tốt nhất.

Ngoài những trang web trên khá phổ biến với dân du lịch Việt Nam, còn có những trang booking khác cũng nằm trong top 25. Trang Maketmytrip.com phổ biến với người dùng tại Ấn Độ. Trang Ctrip và Qunar thống trị khách hàng tại Trung Quốc. Một số trang của Nhật Bản cũng lọt vào danh sách này.
Trong danh sách này cũng có trang chia sẻ nhà ở Airbnb – nơi bạn có thể tìm nhà ở miễn phí hoặc thuê với giá rẻ, do người dân địa phương tự cho thuê nhà của mình để kiếm thêm chút tiền.

Những giấy tờ cần thiết khi đi máy bay

Cục Hàng không VN cho biết để đảm bảo an ninh, an toàn cho các chuyến bay và thuận tiện cho hành khách khi đi máy bay, hành khách phải sử dụng các loại giấy tờ sau mới được phép làm thủ tục lên máy bay.


Các loại giấy tờ hành khách được sử dụng khi làm thủ tục đi máy bay được trích phụ lục XIII Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT ngày 1-8-2013 của Bộ Giao thông vận tải:
1. Hành khách khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
* Hộ chiếu
* Giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (sau đây gọi chung là hộ chiếu).
Trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
2. Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu hoặc công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự xác nhận nhân thân của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai và đơn giải trình mất hộ chiếu của hành khách có xác nhận của công an địa phương.
b) Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
* Hộ chiếu;
* Chứng minh nhân dân;
* Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang;
* Thẻ đại biểu Quốc hội;
* Thẻ đảng viên;
* Thẻ nhà báo;
* Giấy phép lái xe ôtô, môtô;
* Thẻ kiểm soát an ninh hàng không; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
* Giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú (mẫu kèm theo).
3. Hành khách dưới 14 tuổi khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu;
b) Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu;
- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng sinh (đối với trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh);
- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (có giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác nhận);
4. Hành khách từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi không có hộ chiếu hoặc hành khách dưới 12 tuổi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Đi cùng với người đại diện theo pháp luật;
b) Đi cùng với hành khách là người làm thủ tục đi tàu bay và đi cùng suốt hành trình, được đăng ký với hãng hàng không khi mua vé máy bay
c) Có cam kết của đại diện hãng hàng không vận chuyển ban đầu trong việc chăm sóc hành khách đến điểm cuối của hành trình.
5. Các loại giấy tờ trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Còn hiệu lực theo thời hạn ghi trên giấy tờ:
- Đối với chứng minh nhân dân, có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19-11-2007 của Chính phủ).
- Đối với giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú, có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận (căn cứ thời gian cấp lại chứng minh nhân dân quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BCA (C13) ngày 29-4-1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân).
b) Có ảnh đóng dấu giáp lai (trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em, thẻ kiểm soát an ninh, thẻ nhận dạng của các hãng hàng không).

Những lỗi khiến bạn mất thêm tiền khi đi du lịch

Có nhiều sai lầm khiến bạn không thể có được một chuyến du lịch tiết kiệm, thậm chí việc lên lịch trình tồi tệ cũng đã khiến bạn phải mất một khoản tiền kha khá. Vì vậy đừng tốn tiền vào những việc bạn có thể tránh được.

1. Quên không đăng ký gói dịch vụ quốc tế cho điện thoại
 
Sử dụng điện thoại di động khi ra nước ngoài mà không đăng ký dịch vụ quốc tế có thể khiến bạn shock vì số tiền mình phải bỏ ra để liên lạc với người thân và bạn bè ở nhà. Một khách du lịch đã đến Hy Lạp và Italy tận hưởng kỳ nghỉ kéo dài 2 tuần. Cô mang điện thoại di động theo và luôn luôn mở máy chỉ để kiểm tra email và nhắn vài tin cho mọi người. Nhưng sau đó, công ty viễn thông đã gửi hóa đơn điện thoại lên đến 1,300 USD cho cô chỉ vì không đăng ký gói cước quốc tế.
 
2. Làm mất hộ chiếu

 
Việc không cẩn thận cũng sẽ khiến bạn mất một khoản chi phí để được cấp lại hộ chiếu. Hãy làm 2 bản rồi để một bản ở nhà và chỉ mang một bản đi. Nếu bạn có bị rơi mất hộ chiếu ở đâu đó mà không tìm lại được, hãy mang bản còn lại đến lãnh sự quán để họ có thể dễ dàng tìm được số hiệu, hủy bỏ bản gốc và cấp lại cho bạn một bản mới.
 
3. Mang theo quá nhiều đồ đạc

 
Đến sân bay với những chiếc va li to đùng, nặng trịch sẽ khiến bạn phải mất  tiền ngay trước khi kịp tận hưởng chuyến du lịch của mình. Thông thường các hãng hàng không sẽ miễn phí cho bạn được mang theo một túi xách và hành lý với số cân nặng nhất định, nếu vượt quá trọng lượng đó, bạn sẽ phải trả thêm tiền, thậm chí lên đến cả trăm USD. Vì vậy, hãy xem lại hành lý mình định mang theo và bỏ bớt những thứ không thật cần thiết.
 
4. Đi du lịch mà không có bảo hiểm sức khỏe
 
Không ai muốn nghĩ đến trường hợp xấu nhất khi đang lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ vui vẻ, nhưng tai nạn là điều không thể lường trước được. Bạn sẽ làm gì nếu tự dưng bị đụng xe khi đang đi dạo trên đường hay bị trượt chân khiến bong gân vì sàn nhà của khu spa quá trơn? Vào viện ở nước ngoài mà không có bảo hiểm đi kèm có thể khiến bạn bị thâm hụt đáng kể ngân sách cho du lịch.
 
5. Quên không thông báo về chuyến đi của mình cho nơi bạn làm thẻ tín dụng

 
Nếu mua đồ ở nước ngoài không phải là việc bạn làm thường xuyên, cơ quan phát hành thẻ tín dụng cho bạn có thể coi đây là sự gian lận và sẽ tạm thời khóa thẻ cho đến khi bạn xác nhận giao dịch đó. Thực ra điều này rất hữu ích trong việc bảo vệ tài sản cho bạn, nhưng quên không báo việc mình ra nước ngoài sẽ khiến bạn mất thời gian chờ đợi để được thỏa thích mua sắm với chiếc thẻ tín dụng của mình.
 
6. Đặt vé máy bay quá sớm
  

 
Cuối cùng thì bạn cũng có cơ hội để đến tham quan nơi mà mình hằng ao ước vào đầu năm tới. Xin chúc mừng! Nhưng đừng đặt vé máy bay sớm quá vì có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội được giảm giá vé máy bay khi gần đến ngày chuẩn bị đi. Chịu khó tìm kiếm những hãng hàng không khuyến mại giảm giá sẽ tiết kiệm được khối tiền cho bạn.
 
7. Thay đổi lịch khởi hành

Có thể ngày bạn định đi du lịch lại trùng với đám cưới của cô bạn thân, vì vậy bạn phải dời ngày khởi hành của mình sang hôm khác. Đây là sai lầm phổ biến nhất của mọi người khi đi du lịch vì bạn sẽ phải mất phí để đổi lại vé máy bay. Vậy nên đừng quên kiểm tra lại lịch của những ngày quan trọng trước khi đặt ve may bay cho mình.
 
8. Đến một nơi mà bạn không biết mình sẽ ở đâu
 
Du lịch là một hành trình khám phá, nhưng đi đến một nơi xa lạ mà không có chuẩn bị trước về chỗ nghỉ chân lại là một sự mạo hiểm tốn kém. Bạn có thể sẽ phải trả nhiều hơn những gì mình dự tính nếu tất cả các phòng loại tiết kiệm trong khách sạn đã kín chỗ. Hơn nữa, đi lang thang khắp nơi để tìm chỗ nghỉ chân cũng không phải là một phần trong kế hoạch vui vẻ của bạn, đúng không? Tốt nhất hãy tìm phòng trọ trước khi bạn đến nơi đó vì sau một thời gian dài ngồi trên máy bay hay ô tô, bạn sẽ chẳng muốn làm gì ngoài nghỉ ngơi nữa đâu.
 
9. Không biết mình sẽ dùng phương tiện giao thông gì ở nơi sẽ đến

Bạn có biết mình sẽ đi bằng gì từ sân bay đến khách sạn hay nơi nào đó mà bạn muốn khám phá hay không? Tìm hiểu các loại phương tiện phổ biến tại nơi bạn sẽ đến cũng là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại cho mình. Ở một số thành phố, giá đi taxi rất cao, vì vậy hãy suy nghĩ về việc chuyển sang các phương tiện giao thông công cộng.
 
10. Đi đến những nơi thu hút khách du lịch
 
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực tế một số nơi tuyệt đẹp lại không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng. Và bạn cũng sẽ thấy được những điều thú vị hơn khi không đi theo số đông mà tìm cho mình một thắng cảnh riêng để thưởng thức

Tranh thủ du lịch nhanh trong thời gian quá cảnh

Nếu đi du lịch xa và phải quá cảnh lâu ở một số sân bay, du khách có thể tận dụng thời gian chờ chuyến bay kế tiếp để du lịch ở những địa điểm này mà không cần thị thực, đôi khi còn được du lịch miễn phí.

Đó là các điểm đến như Đài Bắc (Đài Loan), Seoul (Hàn Quốc), Narita (Nhật Bản), Changi (Singapore)...
Vô tư vào Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan
Hàn Quốc cũng miễn visa vào đảo Jeju cho du khách VN với điều kiện khách phải bay thẳng đến hòn đảo này và khi bay ra khỏi Hàn Quốc cũng phải từ Jeju. Nếu bay thẳng từ những nơi khác: Singapore, Thái Lan, Malaysia..., đến Jeju du khách cầm hộ chiếu VN vẫn có thể vào hòn đảo là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới này mà không cần visa.
Các công ty du lịch cho biết theo quy định của Chính phủ Nhật, du khách VN khi quá cảnh tại các sân bay quốc tế của Nhật Bản có thể đăng ký xin nhập cảnh ngắn hạn vào Nhật. Cụ thể, nếu du khách có visa (thị thực) vào Mỹ có hiệu lực và thẻ lên máy bay, ve may bay cho chặng bay kế tiếp từ Nhật Bản, có thể vào Nhật du lịch trong vòng ba ngày mà không phải xin visa. Khách chỉ cần cầm những giấy tờ này đến quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh đăng ký xin nhập cảnh ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng được vào Nhật khá “hên xui” và chỉ 80-90% thành công, vì hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của nhân viên phụ trách xuất nhập cảnh trực ngày hôm đó.
Theo các công ty lữ hành, muốn chắc chắn thì trước chuyến đi hãy đến cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản làm thủ tục xin visa quá cảnh ngắn hạn và đóng khoản phí khoảng 180.000 đồng kèm theo hộ chiếu có visa vào Mỹ, ve may bay
Đại diện Hãng hàng không Korean Air tại TP.HCM cho biết với du khách VN đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của năm quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần phải xin visa trong vòng 15 ngày. Điều kiện bắt buộc là khách phải có ve may bay của chặng bay tiếp theo sau khi dừng lại Seoul. Máy bay hạ cánh xuống sân bay Seoul khách cứ làm thủ tục xuất cảnh thông thường, nhưng khi đến quầy làm thủ tục xuất cảnh phải trình thẻ lên máy bay (boarding pass), ve may bay của chặng bay kế tiếp, visa của một trong năm nước đã đề cập trên.
Tương tự, nếu có visa còn hạn của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, châu Âu (Shengen), Úc và New Zealand (bao gồm cả thẻ cư trú dài hạn), du khách VN sẽ được miễn visa nhập cảnh nhiều lần vào Đài Loan trong thời gian 30 ngày.Du khách Việt có thể vào website nas.immigration.gov.tw/nase/, chọn loại ngôn ngữ và theo hướng dẫn để xin đăng ký. Sau khi đã đăng ký xong, khách sẽ nhận được thông báo được chấp nhận, in thông báo này ra mang theo khi đến Đài Loan. Toàn bộ quy trình này hoàn toàn miễn phí.
Tham quan Singapore miễn phí
Nếu quá cảnh ít nhất năm tiếng tại sân bay Changi (Singapore), du khách nên thử tour du lịch Singapore miễn phí (Free Singapore tour) do sân bay Changi và Hãng hàng không Singapore phối hợp tổ chức cho mọi du khách. Tour du lịch kéo dài hai giờ có hai lựa chọn: tour “Di sản” và tour “Ánh đèn thành phố”. Mỗi ngày sẽ có bốn chuyến khởi hành lúc 9g sáng, 11g30 trưa, 2g30 chiều và 4g chiều
Tour “Di sản” đưa khách đi ôtô tới những địa điểm nên đến của Singapore: Singapore Flyer - đu quay lớn nhất thế giới, kỳ quan công viên Gardens by the Bay - Một khu vườn nhân tạo với những “siêu cây” khổng lồ có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời và lọc sạch không khí; Marina Bay Sands - tổ hợp khu kinh doanh, nghỉ dưỡng, giải trí tổng hợp cao cấp và lớn nhất châu Á, được ví như kỳ quan của thế kỷ 21; Các nhà hát Esplanade (còn được gọi nhà hát sầu riêng) - một tổ hợp trung tâm biểu diễn nghệ thuật ở Singapore; Merlion Park - công viên Sư Tử Biển; Colonial District; Chinatown - Phố người Hoa, Little India - Khu Ấn Độ; và khu thương mại trung tâm.
Tour “Ánh đèn thành phố” chỉ có một lần trong ngày và bắt đầu từ 6g30 tối hằng ngày. Từ sân bay Changi tới cầu Benjamin Sheares, khách du lịch sẽ nhìn thấy toàn cảnh của Singapore Flyer, Marina Bay Sands và Esplanade trước khi tới cầu Helix, lấy cảm hứng từ đường xoắn kép cấu trúc ADN của con người. Khách sẽ dừng nghỉ 15 phút tại khu cảng vịnh Marina, sau đó viếng thăm làng Bugis và khách sạn Raffles. Khách muốn tham gia đến đăng ký tại các quầy có dòng chữ “Free Singapore tour” ở Terminal 2 và 3 ít nhất 60 phút trước tour bạn muốn tham gia.

Cà thẻ mua vé máy bay vẫn bị thu thêm phí

Dù việc thu phí khi khách hàng dùng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ bị cấm nhưng chủ các điểm bán hàng dịch vụ có máy cà thẻ (POS) vẫn vô tư thu phí của khách hàng.

Dù có quy định nhưng nhiều điểm chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng vẫn thu phí của người mua hàng -
Tình trạng thu phí phổ biến ở các cửa hàng điện tử, đại lý bán vé máy bay, nhà hàng...

Đẩy phí cho khách hàng
Ở nhà hàng Đạt (16 Trương Định, Q.3, TP.HCM), nơi Vietcombank gắn máy POS, sau bữa tối trị giá gần 800.000 đồng cho cả nhà, anh N.T.A. yêu cầu tính tiền và cho biết sẽ thanh toán bằng thẻ tín dụng, gần như ngay lập tức nhân viên nhà hàng thông báo sẽ tính thêm phí 2% theo quy định của nhà hàng. “Ngân hàng (NH) sẽ thu của tụi em và em thay mặt NH thu lại giúp” - nhân viên nhà hàng nói. Cuối cùng gia đình anh N.T.A. đành phải thanh toán bằng tiền mặt vì không muốn trả thêm phí vô lý.
Rất nhiều cửa hàng bán máy ảnh, máy quay kỹ thuật số đang thuê diện tích trong khu thương xá Tax (Q.1) có gắn máy POS cũng thu phí của khách hàng. Tại cửa hàng Vĩnh Hùng, sử dụng máy POS của Vietcombank, cũng thông báo thu phí 2% nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Khi mua hai món hàng trị giá 8,4 triệu đồng, chúng tôi bị tính phí thẻ tín dụng là 168.000 đồng. Thấy chúng tôi từ chối, cô nhân viên cho biết cửa hàng sẽ tự bớt lời bằng cách trừ phần phí cà thẻ này với lý do “tụi em tự bớt, còn NH vẫn tính phí của cửa hàng”. Cửa hàng Tấn Long bên cạnh được Agribank gắn máy POS cũng cho biết sẽ thu của chúng tôi 2% nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cửa hàng Khánh Long cũng khẳng định mức thu là 2% nhưng từ chối cho biết NH nào gắn máy POS tại đây.
Tỉ lệ thu phí thanh toán bằng thẻ tín dụng ở các đại lý vé máy bay bay cả chính thức và không chính thức của các hãng hàng không đều là 3%. “Lợi nhuận thu được từ việc bán ve may bay chỉ vài chục đến trăm nghìn đồng, trong khi tiền phí phải trả cho NH lên đến 3%, vượt nhiều lần số tiền lãi từ việc bán ve may bay” - giám đốc một phòng ve may bay lớn tại Q.1 nói. Chính vì vậy nếu giá trị giao dịch lớn mà khách hàng đề nghị thanh toán bằng thẻ, đại lý này sẽ từ chối khéo bằng cách thông báo “máy cà thẻ vừa hư” hoặc nếu khách quen sẽ đề nghị chuyển khoản để khỏi mất phí.
Giám đốc một công ty du lịch kiêm đại lý vé máy bay (Q.Tân Bình) - nơi gắn máy POS của NH ACB - cho biết bán một ve may bay chỉ lời 50.000 đồng mà NH thu phí 2,75% nếu khách thanh toán bằng thẻ tín dụng. “Một ve may bay trị giá 3 triệu đồng chúng tôi phải trả 82.500 đồng nếu khách cà thẻ, lỗ ngay 32.500 đồng. Nếu là các anh, các anh có bán không? Khách cứ phàn nàn hoài, tôi sẽ trả lại máy POS cho xong” - vị này bức xúc.
Nên khuyến khích thanh toán bằng thẻ nội địa
Một lãnh đạo Vietcombank cho biết theo quy định, khi khách hàng thanh toán qua thẻ thì điểm chấp nhận thẻ (cửa hàng) phải trả cho NH một mức phí được hiểu là phí dịch vụ thanh toán, nghĩa là nhờ tiện ích của NH mà cửa hàng bán được hàng (trong trường hợp khách hàng không mang theo tiền mặt). Mức phí cũng bao gồm những rủi ro khác nếu thanh toán bằng tiền mặt như tiền giả, công kiểm đếm, chi phí quản lý tiền mặt... Tuy nhiên, các NH quy định rõ mức phí trên sẽ do cửa hàng trả và không được thu thêm của khách hàng.
Giải thích về việc thu phí các điểm chấp nhận thẻ, nhiều NH cho biết đã phải đầu tư trung bình 400 USD/máy POS, khấu hao trong ba năm, tính ra mỗi tháng hơn 10 USD, tương đương hơn 200.000 đồng. Trong khi hiện nay mức phí với thẻ nội địa trung bình 0,3-0,5%. Với thẻ quốc tế, mức phí khoảng 2%. Trong đó NH phải trả phí cho tổ chức thẻ quốc tế hơn 1%, ngoài ra NH còn phải trả phí cho NH phát hành và các loại phí khác... Hiện nay nhiều NH đang lỗ chứ không có lời từ hoạt động thanh toán.
Theo đại diện một NH, hạ phí để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt là rất nên, nhưng chỉ có thể hạ từ đầu các tổ chức thẻ quốc tế và phí trả cho NH phát hành. Hiện mức phí các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng cho thị trường VN còn khá cao do thanh toán bằng thẻ chưa phổ biến. “Các tổ chức thẻ quốc tế nên có chính sách khuyến khích hoặc có chiến dịch giảm phí từng đợt nhằm chia sẻ với thị trường mới. Ngoài ra Chính phủ nên có chính sách giảm thuế cho những đơn vị chấp nhận thẻ” - ông này đề nghị.
Đại diện Hội Thẻ VN nói có thể khắc phục tình trạng này bằng cách khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ nội địa. Hiện cả nước có 64 triệu thẻ, trong đó trên 90% là thẻ nội địa, thẻ tín dụng chỉ chiếm hơn 3%. Tuy nhiên, nghịch lý là cà thẻ tại các POS có đến hơn 80% là thẻ quốc tế, trong khi thẻ nội địa chủ yếu dùng để rút tiền. “Hội Thẻ đã có đề án trình Ngân hàng Nhà nước về việc khuyến khích thanh toán bằng thẻ nội địa. Tất nhiên thẻ quốc tế có cái lợi như xài trước trả sau, miễn lãi 45 ngày... Vì vậy cần khuyến khích thanh toán thẻ nội địa bằng hình thức khác như giảm thuế, phí... làm sao thanh toán thẻ nội địa trở nên hấp dẫn hơn” - vị đại diện này nói.
 ÁNH HỒNG - LÊ NAM
Cắt hợp đồng những điểm thu phí sai quy định
Sau khi nhận được phản ảnh một số đại lý vé máy bay lắp đặt máy POS của ACB có thu phí khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, ACB cho biết đã kiểm tra và cắt hợp đồng với các đại lý này. Đại diện Vietcombank cũng cho biết sẽ có hình thức xử lý những địa chỉ vi phạm như nhắc nhở, nếu tái phạm sẽ rút máy về.
Nhà cung cấp thẻ không can thiệp
Theo đại diện tổ chức thẻ quốc tế MasterCard khu vực Đông Dương, biểu phí được tổ chức này áp dụng toàn cầu, VN cũng như các nước khác, không phân biệt ngân hàng (NH) lớn nhỏ. Việc tính phí các doanh nghiệp, khách hàng là chính sách kinh doanh của từng NH, dựa trên mục tiêu lợi nhuận, chi phí đầu tư của mỗi NH, MasterCard không quy định cũng không can thiệp.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng việc kinh doanh thẻ yêu cầu đầu tư ban đầu lớn, phải từ 3-5 năm mới lấy lại vốn, rồi mới có lãi. Hơn nữa, việc dùng tiền mặt của người tiêu dùng còn cao, doanh thu chưa nhiều nên kinh doanh thẻ của nhiều NH chưa có nhiều lợi nhuận. Việc này cần sự kiên trì nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng thẻ, từ đó mới tăng doanh thu và giảm chi phí, sinh lợi nhuận cho NH.

Những lỗi thường gặp khi đi du lịch xa

Bạn đã từng đi rất nhiều nơi trên thế giới và nghĩ rằng mình đầy kinh nghiệm. Tuy vậy đôi khi rời khỏi nhà và bắt đầu hành trình hãy chú ý để đừng vấp phải những lỗi sau:


Nên kiểm tra kỹ ngày và giờ khởi hành trên ve may bay để tránh bị lỡ chuyến
Để mất các thiết bị điện tử. Bạn luôn mang theo điện thoại thông minh, iPad, iPod, kindle, notebook... và khi xuống máy bay, taxi, xe buýt... bởi một lý do nào đó mà bạn chợt quên. Để tránh lỗi này, hãy cất đồ trong giỏ, ba lô. Nếu là người thích nghe nhạc, hãy cứ gắn tai nghe và bạn sẽ nhận ra điều gì đó khác thường nếu lỡ có để rơi thiết bị điện tử của mình. Khi ngồi trên ghế, hạn chế nhét bóp, điện thoại vào túi sau.
Quên hộ chiếu. Điều rất thường xuyên xảy ra và không có gì ngạc nhiên khi bạn đến sân bay và phát hiện hộ chiếu đang nằm nhà. Khá nhiều trường hợp những du khách chuyên nghiệp nhất quên hẳn rằng mình phải mang passport. Cách hay nhất là luôn có một danh sách những món đồ nhất định không thể quên gồm hộ chiếu, tiền mặt, thẻ tín dụng, ve may bay... Kiểm tra trước khi bước chân ra khỏi nhà để chắc chắn bạn không quên chúng.
Lỡ chuyến bay. Cũng giống như hộ chiếu, rất nhiều hành khách tưởng mình bay thứ bảy ngày 17 nhưng lại đến sân bay vào chủ nhật ngày 18. Đó chỉ là một vài trong những trường hợp đôi khi cười ra nước mắt. Sau khi có ve may bay, nếu bạn không kiểm tra kỹ càng, rất dễ bị lỡ chuyến bởi những con số và mã (code) loằng ngoằng. Cách hay nhất là ngay sau khi nhận được ve may bay, cài báo thức vào điện thoại, viết vào sổ, lên tờ ghi chú và dán tại bất cứ nơi đâu bạn thường ngồi. Khi đã đến sân bay, sau khi làm thủ tục, nên đến ngay sát cổng lên máy bay, khá nhiều các chuyến bay sẽ đổi cổng khởi hành và bạn sẽ lỡ chuyến nếu không chú ý.

Hiểu biết về văn hóa bản địa giúp bạn có thể tiếp cận gần gũi với người địa phương hơn và gây cảm tình với họ như một đại sứ về du lịch cho chính đất nước mình
Hơi nhiều tham vọng. Bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi, đặt khách sạn, mua vé máy bay, tìm chỗ ăn uống. Nhưng đôi khi đừng quá căng thẳng là phải đi đến chỗ này, khám phá chỗ kia. Đôi khi hành trình tuyệt vời nhất lại là không có kế hoạch nào cả.
Quá lệ thuộc vào mạng xã hội. Ngày nay, rất bình thường khi bạn đăng những tấm ảnh và thường xuyên cập nhật status của mình với bạn bè. Nhưng có thật cần thiết khi phải làm điều đó ngay tức thì? Việc “nghiện” mạng xã hội khiến bạn bị phân tán trong khi tìm hiểu về điểm đến và sẽ khó có thể hưởng thụ trọn vẹn những cảm xúc cùng thông tin mình đang tiếp cận.
Tiền típ. Khi đi ăn tối ở một đất nước xa lạ nào đó, nền văn hóa khác nhau và cũng đi kèm với cách cư xử khác nhau trong đó có tiền típ. Đôi khi cũng không nên dựa quá nhiều vào sách chỉ dẫn du lịch mà bạn có ở nhà. Tại điểm đến, hãy thử hỏi những người bạn gặp về tiền típ hoặc tìm kiếm trên mạng trước khi lên đường.
Tại Mỹ bạn nên để lại 1, 2 USD sau khi ăn xong, ở Canada khoảng 15 - 20% trên hóa đơn, tại Pháp bạn không nhất định phải típ vì đã tính vào hóa đơn nhưng vẫn có thể để lại vài euro nếu dịch vụ của họ hoàn hảo. Một điều bạn nên để ý nữa là nếu ở Mỹ hay vài nước châu Á, bánh mì có thể miễn phí nhưng ở Ý, họ sẽ tính tiền cho dù bạn không dùng. Do vậy nếu cảm thấy đã dùng đủ, bạn nên đề nghị trả lại khi họ mang ra thêm.

Làm sao để tránh mua phải vé máy bay giả

Trong khi hành khách bị lừa khi mua vé máy bay qua trung gian, vé giá rẻ bán trên mạng thì các hãng hàng không cũng sa bẫy lừa bởi những quy định thiếu chặt chẽ trong quá trình phân phối vé 

Hành vi lừa đảo ve may bay đang tái diễn khi mùa bay cao điểm Tết đang cận kề. Đáng lưu ý là năm nay, tải trọng cung ứng của các hãng hàng không nội địa tăng khoảng 20% so với năm trước, tình trạng cháy vé không còn diễn ra trên các đường bay chính nhưng những kẻ lừa đảo vẫn có đất sống.
Ra tới sân bay mới biết bị lừa

Phương thức lừa đảo mới vừa xuất hiện là những kẻ lừa đảo bán vé cho hành khách rồi làm thủ tục hoàn ve may bay để chiếm đoạt tiền. Là nạn nhân của chiêu trò này, Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) vừa lên tiếng cảnh báo không nên mua vé theo những lời chào mời qua các trang mạng xã hội hoặc các website có thông tin quảng cáo quá khác biệt, hấp dẫn kiểu như “giá rẻ nhất”, “lúc nào cũng có chỗ”…
Cụ thể là khi mua vé, hành khách được yêu cầu xác nhận chuyến bay mong muốn bằng email. Sau đó, đối tượng sẽ trực tiếp giao dịch với hệ thống bán của VNA để mua vé theo đúng thông tin hành khách cung cấp rồi gửi cho khách code (mã) đặt chỗ cùng với tổng số tiền phải thanh toán. Giá ve may bay được thông báo thường có mức cao hơn so với mức đã thỏa thuận (vì vé rao trên mạng là giá rẻ để câu khách). Đây là giao dịch đúng quy định nên hành khách có thể gọi điện đến tổng đài bán vé của VNA để xác nhận lại thông tin về tên tuổi của mình và hành trình chuyến bay.
Lúc này, đối tượng tự trả tiền vé cho VNA gửi lại email xác thực số vé, hành trình nhận được từ hệ thống VNA đến khách hàng. Sau khi giao vé và nhận tiền từ khách, các đối tượng làm thủ tục trả vé để được hoàn tiền. Kết quả là chiếc vé của hành khách đang cầm không còn giá trị. Không ít hành khách ra đến sân bay mới biết vé đã bị hủy.
VNA cho biết đã nhận được nhiều phản ánh của khách hàng ở Nga bị lừa khi mua vé máy bay. Cụ thể, trên diễn đàn của trang web  forum.awd.ru/, một số thành viên quảng cáo giảm giá vé của VNA tới 30% và hướng dẫn khách hàng lên website của VNA tìm kiếm hành trình, giá vé và hoàn tất giao dịch qua địa chỉ vietnamairlines@hushmail.com. Khi khách hàng chuyển tiền thanh toán, các thành viên này sẽ mua vé cho khách qua website của VNA rồi chuyển thông tin vé cho khách.
Hiện đã có gần 20 khách hàng đăng ký mua ve may bay của VNA qua diễn đàn này nhưng khi kiểm tra thông tin tại ngân hàng thì được biết các giao dịch này được thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế và là thẻ giả mạo. Do đó, dù là vé thật nhưng được thanh toán bằng tài khoản ăn cắp nên không có giá trị.
Hành khách cũng giả
Trước đây, ngành hàng không quy định không được sang nhượng, đổi tên trên vé, trừ trường hợp bất khả kháng. Quy định này được cho là quá ngặt nghèo, đặc biệt là với hãng hàng không giá rẻ vì chính sách của họ là không hoàn, hủy vé. Do đó, VietJet Air (VJA) và Jetstar Pacific đã áp dụng chính sách cho phép hành khách đổi tên. Điều kiện vừa nới ra, lập tức trên thị trường đã được bổ sung chiêu lừa đảo tương ứng.
Đại diện VJA cho biết giá vé Tết Giáp Ngọ 2014 của hãng đang có mức phổ biến là 2,975-3,173 triệu đồng/vé/lượt chặng
TP HCM - Hà Nội nhưng trên mạng, có những đối tượng đang chào bán chỉ 1,2-1,5 triệu đồng/vé/lượt. Với 1 chiếc vé này, đối tượng có thể bán cho cả chục người. Đó là vé thật, chỉ cần đổi tên là có thể bán được cho người khác với mức phí mỗi lần đổi tên là 275.000 đồng cho chặng bay nội địa, điều kiện là thực hiện trước 3 giờ so với giờ khởi hành.
Hình thức lừa đảo vé máy bay giá rẻ khác là khách đến tận nơi có trưng biển đại lý của VJA để mua vé. Nhân viên bán vé nhận tiền, giao vé cho khách với thông tin đầy đủ về chuyến bay, code đặt chỗ, tổng số tiền thanh toán… nhưng thực chất đó chỉ là thông tin về mã đặt chỗ, nhân viên bán vé tự copy (sao chép) ra bản Word rồi tự điền thêm các thông tin khác giống như một tấm vé thật. Trò lừa này xuất phát từ chính sách của các hãng giá rẻ cho phép thanh toán trong vòng 24 giờ kể từ khi đặt chỗ nên đại lý đặt vé cho khách nhưng không trả tiền thanh toán. VJA đã khuyến cáo hành khách cần kiểm tra thông tin vé máy bay qua tổng đài 19001886 hoặc website vietjetair.com.
Đáng lo ngại là hiện nay, không chỉ có vé giả mà hành khách đi máy bay cũng là giả mạo. Ông Tô Tử Hùng, Phó trưởng Phòng An ninh - Cục Hàng không Việt Nam, cho biết năm 2013 đã rộ lên hiện tượng khách đi máy bay bằng giấy xác nhận nhân thân giả mạo. Theo đó, vé mang tên một người khác, người sử dụng vé xin giấy xác nhận nhân thân của chính quyền địa phương theo tên ghi trên vé nhưng dán ảnh của mình vào để được bay. Thông thường những người này tự mua vé rẻ trên mạng hoặc có sự tiếp tay, tư vấn của đại lý vé máy bay. Cục Hàng không Việt Nam đang phối hợp với cơ quan công an xác minh hàng chục vụ vi phạm theo hình thức này để có giải pháp ngăn chặn vì việc này không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn de dọa đến an ninh hàng không khi có nguy cơ không kiểm soát đúng người lên máy bay.
Hành khách tự lo!
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Jetstar Pacific cho biết trong hệ thống phân phối vé máy bay, hãng hàng không chỉ có hợp đồng ràng buộc với đại lý chính thức hay còn gọi là cấp 1. Đại lý này được cấp mã đăng nhập, tài khoản và một vài user name để thực hiện bán vé và thanh toán tiền cho hãng. Mọi giao dịch xuất vé, hoàn vé đều được lưu lại trong hệ thống để hãng hàng không làm căn cứ giải quyết khiếu nại. Nhưng trong thực tế, các đại lý có thể mở thêm các điểm bán khác, gọi là đại lý cấp 2, thậm chí là cấp 3, nếu không quản lý chặt chẽ có thể là kẽ hở cho các hành vi lừa đảo.
Còn các hình thức mua vé của tổ chức, cá nhân rao bán trên mạng hoặc của đại lý không rõ nguồn gốc thì không có cơ sở để giải quyết vì thông thường sau khi “đánh quả”, các đại lý hoặc tổ chức cá nhân này sẽ bặt vô âm tín.
Khuyến cáo chung của các hãng hàng không là hành khách nên tự mua vé, không nhờ người khác mua hoặc mua vé rẻ rao bán trên mạng.
Nếu mua vé trực tiếp, nên đến các đại lý chính thức (được công bố trên website của các hãng hàng không). Khi đã xuất vé, cần kiểm tra điều kiện   của vé và yêu cầu nơi bán vé cung cấp  hóa đơn.
Nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng, cần xác thực thẻ tại phòng vé gần nhất hoặc sân bay.

Có cần thiết in vé máy bay điện tử hay không

Nhiều nhân viên check in ở sân bay chẳng bao giờ hỏi bạn về vé máy bay, nhưng tốt nhất vẫn nên in vé đề phòng rủi ro.

Nhiều năm nay, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều đã sử dụng vé máy bay điện tử thay cho ve may bay in thông thường nhằm tiết kiệm chi phí và tạo sự thuận tiện cho khách hàng không cần phải đến phòng vé. Khái niệm "vé máy bay" giờ chỉ là email và các tờ giấy A4 in thông tin liên quan đến hành trình của bạn, chứ không còn là vé nhiều liên, được in bằng máy in kim cổ lỗ trước đây.   

Vé máy bay điện tử sẽ có hết các thông tin cơ bản của người tham gia chuyến bay như mã số đặt chỗ, hành trình, tên hành khách... 
Các bước sử dụng ve may bay điện tử rất đơn giản. Khi mua vé, nhất là qua mạng, bạn sẽ được yêu cầu khai thông tin cá nhân, bắt buộc phải có địa chỉ email (một hoặc hai địa chỉ để dự phòng). Mail xác nhận vé sẽ được gửi về ngay sau khi bạn hoàn thành việc thanh toán, thường là định dạng pdf hoặc định dạng riêng của hãng hàng không, tiêu đề thường là Itinerary, ví dụ như 07 Jul 2013 HAN - DMK – Travel Itinerary (của Air Asia); Vietjet Itinerary - Reservation #12441468 (Vietjet Air); Đặt chỗ Ngày... Tháng... của MR/MS.... (Vietnam Airlines)... Khi không nhận được mail, nhiều khả năng việc đặt vé không thực hiện được, nhưng cũng có thể do hệ thống. Khi đó, bạn phải liên hệ với hãng hàng không. 
Trên vé thông thường sẽ có Tên hành khách, mã số đặt chỗ, hành trình, ngày giờ, những thông tin kèm theo về hành lý, số tiền thanh toán... Trong đó, thông tin quan trọng nhất là tên hành khách và mã số đặt chỗ. Bạn chỉ việc in file, kèm các giấy tờ cá nhân là đã sẵn sàng lên đường.
Trong trường hợp bạn quên hoặc thậm chí là lười in thông tin ve may bay điện tử, cũng chẳng sao, nhưng tốt nhất nên nhớ mã số đặt chỗ, hoặc lưu trong điện thoại, hay thậm chí giở mail ngay tại quầy check in. Nhiều nhân viên làm thủ tục tại các sân bay sẽ không hỏi bạn về ve may bay, mà chỉ với chứng minh thư/ hộ chiếu và check in đúng quầy, họ vẫn làm thủ tục đàng hoàng cho bạn. 
Dù vậy, cẩn thận không bao giờ thừa. Lời khuyên cho những người đi du lịch chưa nhiều là nên in vé máy bay điện tử, nhất là khi bạn xuất ngoại. Có thể tại quầy check in sân bay, bạn đi qua dễ dàng, nhưng tại các cửa khẩu hải quan, nhiều nhân viên sẽ hỏi vé của bạn để kiểm tra ngày về như một sự đảm bảo bạn đã mua vé khứ hồi và sẽ không ở lại nước họ (nhất là với các trường hợp có một chút rắc rối với thông tin cá nhân, trùng tên tuổi với những người đặc biệt...). Khi đó, nếu không có ve may bay, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian giải thích, thậm chí rủi ro hơn, bạn sẽ không được nhập cảnh.